Khô miệng sau khi ngủ dậy – Những nguyên nhân và giải pháp hợp lý nhất
Khô miệng khi ngủ dậy khiến cho bạn cảm thấy người mệt mỏi, miệng khô khốc và thường xuyên khát nước liên tục. Nguyên nhân của triêu chứng này là do đâu, có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không? Tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân gây nên bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Bạn có thường xuyên khô miệng khi ngủ dậy?
Khô miệng khi ngủ dậy tại sao? – Nguyên nhân do đâu?
Khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Khô miệng sau khi ngủ dậy vào mỗi sáng sớm và cứ lặp đi lặp lại liên tục nhiều ngày, khiến cho bạn liên tưởng đến mình đang mắc một chứng bệnh gì đó.
Khô miệng thực chất là gì? Đây thực chất không phải là một chứng bệnh nghiêm trọng mà là sự suy giảm của tuyến nước bọt trong khoang miệng
Bạn vẫn chưa hiểu được khô miệng khi ngủ dậy tại sao? Sự điều tiết, thay đổi của tuyến nước bọt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và cụ thể ngay dưới đây.
Lười uống nước
Một khi cơ thể bạn cần quá nhiều nước để thực hiện các hoạt động trao đổi chất và bài tiết mà bạn lại không cung cấp được lượng nước đầy đủ. Khi đó, bao nhiêu lượng nước được đưa vào cơ thể sẽ được sử dụng và khiến cho tuyến nước bọt bị “cạn kiệt”.
Ít uống nước khiến miệng bị khô
Thực hiện các điều trị, hóa xạ trị
Tác dụng của các loại thuốc điều trị, thực hiện hóa xạ trị ung thư là một trong những nguyên nhân khiến bạn có cảm giác khô miệng buổi sáng.
Thở bằng miệng trong khi ngủ
Luồng không khí xâm nhập vào trong khoang miêng khi mỗi tối khi ngủ bạn thường thở bằng miệng. Đây là hoạt động khiến khoang miệng của bạn khô đi nhanh chóng.
Các bệnh lý toàn thân
Trào ngược dạ dày
Trào ngược acid dạ dày, bệnh tiểu đường là 2 trong số những căn bệnh ảnh hưởng đến tuyến nước bọt:
Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao, niêm mạc nhầy bị khô, thiếu hydrat hóa và tác động đến cơ quan thần kinh làm suy yếu chức năng của tuyến nước bọt.
– Trào ngược dạ dày: Acid trong dạ dày làm thay đổi thành phần của nước bọt, khiến cho hoạt động tuần hoạt huyết dịch dưới lưỡi gặp phải khó khăn và trực tiếp làm khô miệng khi ngủ dậy.
Phải làm sao khi bị khô miệng?
Những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được chứng khô miệng khi ngủ dậy của mình:
Uống đủ lượng nước cần thiết
Uống đủ nước mỗi ngày
Khô miệng sau khi ngủ dậy mặc dù xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Nhưng để cải thiện, ngay khi vừa ngủ dậy bạn nên bổ sung nước ngay cho cơ thể của mình. Lượng nước cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể được cung cấp, khoang miệng được làm ướt, kích thích tuyến nước bọt trao đổi tốt hơn. Mỗi người trung bình 1 ngày nên uống đủ 2 lít nước.
Nhai kẹo cao su không đường
Hoạt động của miệng khi nhai tác động tích cực trong việc kích thích tiết ra nước bọt, hơn nữa còn làm cho khoang miệng được sạch sẽ hơn.
Chăm sóc bảo vệ răng miệng
Vệ sinh răng miệng phòng ngừa các bệnh lý
Liên quan mật thiết đến vấn đề khô miệng mỗi ngày của bạn, những bệnh lý về răng miệng có thể được phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng đầy đủ và hợp lý.
– Đánh răng thường xuyên mỗi ngày giúp hạn chế vi khuẩn, các mảng bám tích tụ trên răng. Sử dụng kết hợp nước súc miệng sinh lý và chỉ nha khoa để làm sạch sâu hơn các kẽ răng, khoang miệng.
– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời
Khô miệng sau khi ngủ dậy là một hiện tượng bạn cần phải chú trọng và tiến hành xử lý ngay lập tức nếu như không muốn sức khỏe, tâm lý bạn giảm sút.
TÌM HIỂU THÊM:
Nha khoa Quốc tế Dencos Luxury – Địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng
Chuyên gia tại nha khoa Dencos Luxury – Yếu tố tạo nên thành công dịch vụ
Nguồn: http://bocrangsuthammy.info
Dịch vụ nổi bật
Chuyên gia tư vấn
- Bọc răng sứ loại nào tốt nhất và Bền nhất hiện nay?
- Bọc răng sứ là gì ? - Quy trình được thực hiện như thế nào ?
- Bọc răng sứ có đau không? - Tư vấn từ chuyên gia nha khoa
- Các bước trong quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ - An toàn chuẩn Bộ Y tế
- Chi phí bọc răng sứ bao nhiêu tiền? - Mức chi phí rẻ nhất tại Hà Nội
- Răng sứ có tuổi thọ bao lâu và sử dụng được bao lâu bạn có biết?
Tin nha khoa liên quan
- Dịch vụ nha khoa trẻ em – Cùng bạn nâng niu nụ cười con trẻ
- Khám phá các cách trị hôi miệng trong 1 tuần
- Khám răng định kỳ – Công cuộc chăm sóc, bảo vệ răng khỏe mạnh
- Chỉ nha khoa làm bằng gì? Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách như thế nào?
- Lưu ý phục hình răng sứ bạn nhất định phải biết không nên bỏ qua
- Răng sứ có bị sâu không? – Cập nhật thông tin từ bác sĩ nha khoa
Ý kiến khách hàng:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất