Nha khoa Dencos Luxury

Bọc răng sứ bị cộm – Nguyên nhân & Giải pháp khắc phục

Bọc răng được biết đến là giải pháp khắc phục các vấn đề hư hỏng trên răng nhằm mang đến diện mạo mới và sự thuận tiện trong ăn uống. Tuy nhiên, bọc răng sứ không đúng cách khiến bọc răng sứ bị cộm, khó chịu.

BỌC RĂNG SỨ BỊ CỘM TẠI SAO?

Bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ không khít sát khiến bạn khó chịu?

1. Bọc răng sứ bị cộm do các vấn đề răng chưa được xử lý triệt để

Trong quá trình bọc răng sứ, việc kiểm tra và thăm khám răng là điều hết sức quan trọng. Các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy răng… Nếu không được điều trị kỹ lưỡng thì có thể tái phát nhiều lần. Làm sưng đau răng. Gây nên tình trạng cộm răng. Do vậy, việc chụp phim bằng công nghệ CBCT OP 300 cũng như các chẩn đoán chính xác trước khi làm răng sứ quyết định đến độ bền đẹp và chắc chắn sau này.

Nha khoa không vệ sinh răng miệng. Không cạo vôi răng và làm sạch răng của bạn trước khi bọc mão răng sứ cố định, vẫn còn các tồn đọng trong răng gây ra tình trạng cộm và khó chịu cho người làm răng.

2. Phục hình răng không tốt

Bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ cần thực hiện đúng kỹ thuật , tránh gây cộm răng

Trường hợp chỉnh khớp cắn trong quá trình bọc răng sứ không chuẩn gây ra tình trạng răng bị vướng cộm và đau thái dương hàm ngay cả khi không ăn nhai. Điều này tạo nên hiện tượng răng bị kênh, tạo cảm giác cộm cấn, khó chịu. Đôi khi khiến bệnh nhân thấy răng bọc sứ bị đau mỗi khi ăn nhai. Nhiều trường hợp còn phát ra tiếng kêu và cảm giác như bị sai lệch khớp toàn hàm.

3. Bọc răng sứ bị cộm do kỹ thuật mài răng không chuẩn

Các thao tác mài cùi răng không đúng tỷ lệ. Việc gắn mão răng sau cùng bị lệch lạc, lỏng lẻo. Răng sứ không được gắn khít sát với cùi răng thật gây vướng víu hàm răng. Về lâu dài trong quá trình sử dụng, răng rất dễ bị hư hỏng. Có thể hỏng do va đập mạnh hay xảy ra tình huống bong mão răng.

4. Chăm sóc răng miệng sau bọc sứ không đảm bảo

Vấn đề ăn uống và vệ sinh sau khi bọc răng sứ cũng là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các biến đổi trên cung hàm. Việc sử dụng các đồ ăn cứng hay các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh gây kích ứng răng hay làm lỏng lẽo mão răng. Do đó, cảm giác cộm răng hay răng bị lệch lạc chụp sứ xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Nếu không may gặp phải tình trạng này. Bạn nên nhanh chóng quay lại nha khoa nơi bạn thực hiện bọc răng sứ hoặc tìm đến một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng để được thăm khám. Tiến hành khắc phục kịp thời nhất.

BỌC RĂNG SỨ BỊ CỘM PHẢI LÀM SAO?

Bọc răng sứ bị cộm

Bác sĩ sẽ xử lý vấn đề răng cộm nhanh chóng và chính xác

Trường hợp bọc răng sứ bị cộm, bạn có thể cảm thấy rất khó chịu. Không chỉ trong việc ăn uống. Mà nó còn ảnh hưởng đến tinh thần của bạn trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì răng sứ bị cộm hoàn toàn có thể khắc phục được.

Thăm khám tại các nha khoa uy tín là điều bắt buộc đầu tiên. Việc kiểm tra răng cũng như xác định nguyên nhân khiến răng bị cộm chuẩn xác tại nha khoa giúp đưa ra biện pháp xử lý và bảo vệ răng miệng tốt hơn.

Bác sĩ có thể gia cố lại các mão răng. Điều chỉnh mão sứ và hàn gắn răng sứ chắc chắn với xi măng nha khoa chuyên dụng. Trong trường hợp răng sứ bị cộm quá nhiều. Gây khó chịu lâu dài thì cần tiến hành tháo chụp sứ cũ và làm lại răng sứ cố định.

Muốn tránh sự cố bọc răng sứ bị cộm, điều quan trọng là bạn nên chọn địa chỉ nha khoa tốt, các bác sĩ có tay nghề cao cùng kỹ thuật làm răng sứ tiên tiến, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại. Sau khi làm răng sứ xong, nên nhai thử vài lần và nhờ bác sĩ điều chỉnh lại ngay lúc đó cho phù hợp.

 

Chia sẻ bài viết:

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất

Video

Câu chuyện khách hàng

chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
GỌI NGAYGỌI NGAY