Lở miệng bôi kem đánh răng có được không?
Lở miệng xuất hiện gây nên những nốt đỏ loét đau rát và khó chịu khi ăn uống. Có rất nhiều bài thuốc chữa loét miệng được lưu truyền sử dụng. Đặc biệt lở miệng bôi kem đánh răng là một trong những phương pháp gây nên không ít tranh cãi. Cùng giải đáp đầy đủ thắc mắc này từ thông tin của bọc răng sứ thẩm mỹ nhé!
Lở miệng bôi kem đánh răng có ảnh hưởng gì không?
Thay đổi kem đánh răng có thể là cách đơn giản giúp bạn ngăn ngừa khỏi viêm loét, nhiệt miệng. Bởi trong một số loại kem đánh răng có chứa natri sulfat dodecyl (natri lauryl sulfat hay SLS), đây là một chất tẩy rửa mạnh. Theo nghiên cứu nha khoa cho thấy, sử dụng kem đánh răng không có hợp chất này giúp bạn làm giảm số lượng, kích thước và hiện tượng tái phát của các vết nhiệt miệng.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều loại kem đánh răng bị làm giả. Khi sử dụng các loại bàn chải từ nhựa cứng, có thể làm tổn thương vùng miệng, kết hợp với sử dụng kem đánh răng không đảm bảo chất lượng sẽ góp phần làm cho các vết thương bị viêm nhiễm, gây lở loét, nhiệt miệng.
Một số thành phần trong kem đánh răng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các bệnh răng miệng đặc biệt là bệnh nhiệt miệng. Do vậy lở miệng bôi kem đánh răng cũng là một biện pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả. Cho một ít kem đánh răng trực tiếp lên vết lở. Để khoảng vài phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn.
Đặc biệt
Bạn cũng nên chú ý tới thành phần kem đánh răng của mình nữa đấy. Tuyệt đối tránh xa những loại kem đánh răng có chứa chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS). Chất này được sử dụng rộng rãi để tạo bọt cho kem đánh răng. Tuy nhiên nó lại gây kích ứng da. Bạn có thể tìm hiểu một số thương hiệu kem đánh răng không chứa SLS như Emoform, Tom’s of Maine-Fluoride-Free Botanically Bright™ , Sensodyne. Hãy dành vài phút đọc kỹ thành phần công thức kem đánh răng trước khi mua nhé.
Các biện pháp điều trị nhiệt miệng khác
Tinh dầu đinh hương:
Dầu đinh hương được xem là một loại thuốc có tác dụng giảm đau tuyệt vời và được nhiều nha sĩ sử dụng để ngăn chặn các cơn đau do nhiệt miệng. Đầu tiên súc miệng bằng nước ấm để miệng sạch sẽ. Sau đó, trộn một muỗng cà phê dầu ô liu với 4-5 giọt tinh dầu đinh hương, dùng miếng bông gòn chấm vào hỗn hợp này rồi đặt vào chỗ đau từ 5-10 phút. Cơn đau sẽ thuyên giảm ngay sau đó.
Thoa gel lô hội (nha đam):
Thoa gel lô hội (nha đam) lên khu vực bị ảnh hưởng có tác dụng đẩy lùi vết loét. Bạn chỉ việc cắt lá lô hội, sau đó lấy gel thoa lên vết lở.
Bột nghệ:
Đặc tính chống khuẩn của bột nghệ có tác dụng điều trị nhiệt miệng. Trộn bột nghệ và nước theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Cho hỗn hợp lên vết lở từ 2-3 phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm.
Nước cam:
Việc bổ sung vitamin C trong nước cam là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. Không những thế, vitamin C còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại một số bệnh truyền nhiễm. Uống 2 cốc nước cam mỗi ngày để bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Nước muối:
Đặc tính chống khuẩn và chữa lành vết thương khiến muối biển điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối biển. Súc miệng lại bằng nước ấm và lặp lại ít nhất 2 lần/ngày.
Giấm táo:
Lượng axit trong giấm táo có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhiệt miệng. Hòa một thìa giấm táo vào 1/2 cốc nước ấm để súc miệng từ 1-2 phút. Súc miệng lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện thường xuyên vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ đến khi tình trạng lở miệng khỏi hẳn.
Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ lở miệng bôi kem đánh răng có được không cũng như áp dụng các biện pháp bảo vệ răng miệng phù hợp kèm theo thắc mắc về giá làm răng sứ bao nhiêu, có đắt không, liên hệ tới nha khoa uy tín để thắc mắc được giải đáp . Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách để khoang miệng được chăm sóc tốt nhất.
Dịch vụ nổi bật
Chuyên gia tư vấn
- Bọc răng sứ loại nào tốt nhất và Bền nhất hiện nay?
- Bọc răng sứ là gì ? - Quy trình được thực hiện như thế nào ?
- Bọc răng sứ có đau không? - Tư vấn từ chuyên gia nha khoa
- Các bước trong quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ - An toàn chuẩn Bộ Y tế
- Chi phí bọc răng sứ bao nhiêu tiền? - Mức chi phí rẻ nhất tại Hà Nội
- Răng sứ có tuổi thọ bao lâu và sử dụng được bao lâu bạn có biết?
Tin nha khoa liên quan
- Trồng răng khểnh có ảnh hưởng gì không? – Phương pháp thực hiện an toàn
- Địa chỉ làm cầu răng uy tín được đánh giá qua kết quả thực tế từ khách hàng
- Làm răng sứ có bền không? _ Bí quyết kéo dài tuổi thọ của răng sứ
- Giá lấy cao răng bằng máy siêu âm bao nhiêu tiền là phù hợp?
- Bọc răng sứ khi mang thai – Nên thực hiện hay không?
- Bọc răng sứ khắc phục hàm răng có kích thước không đều nhau?
Ý kiến khách hàng:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất