Tạm biệt tình trạng khô miệng thường xuyên xảy ra
Khô miệng thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị triệt để thì khô miệng có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Khô miệng thường xuyên – Nguyên nhân do đâu?
Tác nhân gây khô miệng
– Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng khô miệng thường xuyên như hoá hoặc xạ trị u bướu ung thư vùng cổ, đầu gây hư hao tuyến nước miếng, giảm sản xuất.
– Một số bệnh như HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh của tuyến nước miếng, hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn trong đó tế bào miễn dịch huỷ hoại tuyến nước mắt và nước miếng, khiến cho miệng và mắt khô.
– Thay đổi hormon trong cơ thể như khi mang thai hoặc ở tuổi mãn kinh.
– Do tác dụng phụ của gần 400 dược phẩm như thuốc chống dị ứng, hạ huyết áp, chống trầm cảm, lo âu, lợi tiểu, giảm hoặc kích thích khẩu vị.
– Ngáy khi ngủ và thở bằng miệng.
– Tổn thương dây thần kinh điều khiển tuyến nước miếng. Nghẹt mũi phải thở bằng miệng.
– Chứng dội ngược dịch vị axít từ bao tử lên họng.
– Căng thẳng tinh thần cũng tạm thời khiến miệng khô.
Ảnh hưởng
Chứng miệng khô gây khó khăn khi nhai, nuốt thực phẩm, khó nói, giảm khẩu vị ăn không thấy ngon, đau rát họng, khản tiếng, miệng hôi, sâu răng, nhiễm trùng răng, miệng, lợi răng. Khô miệng kích thích niêm mạc ở miệng dễ dàng đưa tới viêm sưng nhiễm trùng.
Chấm dứt tình trạng khô miệng thường xuyên
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ giải quyết, tùy thuộc vào nguyên nhân mà một số chuyên khoa có thể liên quan như: răng hàm mặt, nội khoa, ung bướu…
– Do thuốc: giảm liều lượng thuốc hoặc sử dụng thuốc thay thế có thể khắc phục.
– Viêm nhiễm do vi trùng thì dùng kháng sinh, do nấm thì dùng thuốc trị nấm…
– Do phản ứng phụ tia xạ, tạm thời dùng loại nước bọt nhân tạo, uống các vitamin.
– Do sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẹt thì phẫu thuật…
– Một số tình huống bác sĩ sẽ chỉ định dùng Pilocarpin theo đường uống để điều trị triệu chứng khô miệng do thiểu năng tuyến nước bọt, xảy ra sau khi dùng tia xạ điều trị ung thư đầu và cổ.
Kiểm soát bệnh khô miệng thường xuyên
√ Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
√ Uống nước hoặc đồ uống không đường cả ngày để làm ẩm miệng. Uống nước trong bữa ăn để hỗ trợ cho nhai và nuốt;
√ Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường. Hãy cẩn thận với xylitol vì bạn có thể bị tiêu chảy hoặc chuột rút nếu tiêu thụ với số lượng lớn;
√ Hãy thử dùng nước bọt thay thế có chứa carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethyl cellulose;
√ Thở bằng mũi thay vì bằng miệng: Rất nhiều người mắc phải sai lầm khi hít thở, đó là hít thở bằng miệng. Khi bạn hít thở theo cách sai này, bạn sẽ càng làm cho miệng khô thêm. Vì vậy, thở bằng mũi là cách đơn giản để ngăn ngừa tình trạng khô miệng!
Đặc biệt
√ Tạo độ ẩm không khí vào ban đêm với máy tạo độ ẩm phòng;
√ Giữ ẩm môi để làm dịu vùng da khô hay nứt;
√ Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa fluoride và khám nha khoa thường xuyên;
√ Tránh chất caffeine, rượu, bánh kẹo và đường hoặc các loại thực phẩm có tính axit.
√ Bổ sung một số loại rau như cần tây, mùi tây: Với hàm lượng vitamin A, C và canxi phong phú, ăn cần tây, mùi tây có thể cung cấp nhiều nước cho cơ thể, kể cả việc kích thích tuyến nước bọt và giúp hình thành nước bọt nhanh chóng. Nhờ đó cũng phòng tránh được tình trạng khô miệng. Bạn có thể thêm rau mùi tây vào bữa ăn trong khi nấu hoặc chỉ cần thêm vào món salad. Nó là chất làm ngọt tự nhiên có chứa vitamin A và C khá phong phú. Canxi và sắt cũng được tìm thấy trong rau mùi tây. Nhai với món chay này sẽ giúp bạn thấy được những thay đổi nhanh chóng.
Hi vọng những thông tin trên giúp bạn không còn lo lắng khô miệng thường xuyên cũng như có biện pháp bảo vệ răng miệng tốt nhất. Nếu tình trạng trên diễn ra phức tạp hơn bạn cần thăm khám kỹ lưỡng tại bệnh viện để có phương pháp điều trị chuẩn xác.
Dịch vụ nổi bật
Chuyên gia tư vấn
- Bọc răng sứ loại nào tốt nhất và Bền nhất hiện nay?
- Bọc răng sứ là gì ? - Quy trình được thực hiện như thế nào ?
- Bọc răng sứ có đau không? - Tư vấn từ chuyên gia nha khoa
- Các bước trong quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ - An toàn chuẩn Bộ Y tế
- Chi phí bọc răng sứ bao nhiêu tiền? - Mức chi phí rẻ nhất tại Hà Nội
- Răng sứ có tuổi thọ bao lâu và sử dụng được bao lâu bạn có biết?
Tin nha khoa liên quan
- Bọc răng sứ có đau không? – Giải đáp đầy đủ từ nha sĩ
- Bọc răng sứ Katana có tốt không? Hãy hiểu biết rõ rồi hãy bọc răng sứ
- Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục thiếu sản men răng tốt nhất
- Làm răng sứ thẩm mỹ – Phương pháp được hàng triệu người ưa chuộng
- Khô miệng nên ăn gì để cải thiện tình trạng này?
- Bạn sẽ phải nhận lấy hậu quả của bọc răng sứ nếu không hiểu biết
Ý kiến khách hàng:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất