Nha khoa Dencos Luxury

Lở miệng bệnh gì? – Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Lở miệng bệnh gì? Bạn luôn gặp phải trình trạng lở miệng và rất lo lắng vì vấn đề này ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày. Bài viết từ bọc răng sứ thẩm mỹ  sau xin giải đáp đầy đủ các thắc mắc xoay quanh vấn đề lở miệng thường xuyên này.

 

Lở miệng bệnh gì?

Lở miệng bệnh gì?

Lở miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp tơ (aphthous ulcer). Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ.

Có 3 dạng chính:

– Loét áp-tơ thông thường là phổ biến nhất (80% trường hợp). Một hay vài vết loét hình bầu dục, nhỏ hơn 1cm, có màu vàng nhạt, xung quanh viêm đỏ, xuất hiện môi, má, lưỡi, ít thấy ở nướu dính và vân khẩu cái cứng. Vết loét làm bệnh nhân đau. Tổn thương kéo dài 7-10 ngày và sau đó lành mà không để lại một vết sẹo.

– Loét áp-tơ khổng lồ xảy ra trong khoảng 10% trường hợp. Vết loét có kích thước hơn 1cm, đau đớn dữ dội. Tổn thương kéo dài từ hai tuần đến vài tháng, nhưng sẽ chữa lành để lại một vết sẹo.

– Loét áp-tơ dạng herpes xảy ra trong khoảng 10% trường hợp. Đây là những vết loét có kích thước nhỏ, khoảng 1-2 mm. Gồm rất nhiều vết loét tập trung lại. Không liên quan đến virus herpes.

Lở miệng bệnh gì?

Biện pháp phòng tránh bệnh lở miệng

+ Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, lở miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.

+ Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…

+ Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.

+ Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

+Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng, bạn nên chú ý thực hiện đúng các quy định vệ sinh răng miệng. Đây là điểm mấu chốt để tiêu diệt, đẩy lùi vi khuẩn gây hại.

  • Đánh răng đều đặn hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
  • Tham khám nha khoa định kỳ ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.
  • Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.

Lở miệng bệnh gì?

Đặc biệt

+ Bổ sung đủ nước hàng ngày: Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.

Uống đủ nước (từ 2 – 3 lít) là việc làm cần thiết mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước ngừa nhiệt miệng như: Nước cam, nước chanh, nước rau má, nước chè xanh, nước bột sắn dây…

+ Nên ăn các món chè làm từ các loại đậu

Bạn có thể nấu chè đậu đen, chè đậu xanh hay chè từ ý dĩ để vừa cung cấp dưỡng chất lại giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

+ Nên ăn các loại thực phẩm, rau củ thanh nhiệt

Người bị nhiệt miệng nên ăn các loại rau củ có tính mát như: Cà chua, khế, rau diếp cá, rau má, các loại thịt có tính mát (thịt vịt, thịt ngan)…

Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.

Nếu bị lở miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bệnh lở miệng là gì và biết cách chăm sóc răng miệng tốt nhất, nếu còn muốn tư vấn đề bệnh lở miệng là gì cũng như thắc mắc có nên làm cầu răng không, làm cầu răng đau không,… thì liên hệ tới nha khoa uy tín để được giải đáp.

Chia sẻ bài viết:

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất

Video

Câu chuyện khách hàng

chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
GỌI NGAYGỌI NGAY