Nha khoa Dencos Luxury

Giải quyết mùi hôi ở miệng như thế nào hiệu quả nhất?

Mùi hôi ở miệng có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khiên bạn rất khó chịu. Đừng quá lo lắng khi áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng sau từ bọc răng sứ thẩm mỹ:

Mùi hôi ở miệng

Mùi hôi ở miệng xuất phát từ đâu?

Vấn đề răng – miệng

Hôi miệng (halitosis) hình thành từ sự phân huỷ protein của các vi sinh vật và thức ăn ở miệng. Dẫn đến sự bay hơi gốc Sulfur gây ra mùi khó chịu. Theo đó, hôi miệng có thể do:

  • Các mảng thức ăn còn bám lại ở kẽ răng, chân răng hoặc bề mặt răng, lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và tiết chế ra các hợp chất có mùi khó chịu.
  • Lưỡi bị viêm, các vết nứt ở lưỡi tạo ra môi trường ít oxy hạn chế hoạt động của tuyến nước bọt. Nước bọt ít là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển.
  • Răng bị sâu tạo nơi trú ẩn cho vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng ở nướu, chân răng, quanh cổ răng…
  • Miệng bị nhiễm trùng hoặc lở loét.
  • Mắc các bệnh về lợi hoặc nha chu.
  • Khô miệng: sau xạ trị hoặc mắc phải hội chứng Sjogren khiến lượng nước bọt trong miệng giảm. Tính axit trong miệng tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Các tế bào trong miệng thường sẽ chết đi theo chu kỳ 2 – 4 ngày/ 1 lần và nước bọt sẽ mang những tế bào chết này ra khỏi khoang miệng. Tuy nhiên ở một số người, chu kỳ này diễn ra nhanh hơn, trong vòng 6 – 8 giờ/ 1 lần, khiến các tế bào chết tích tụ nhiều, tự phân huỷ gây ra hôi miệng.

Mùi hôi ở miệng

 Những nguyên nhân hôi miệng khác

Bị hôi miệng thường xuyên có thể là do các nguyên nhân bên ngoài miệng như:

  • Sử dụng một số thuốc: Các loại thuốc có thể gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine;
  • Các bệnh lý toàn thân: Nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu), có thể dẫn đến hôi miệng;
  • Các bệnh về dạ dày – ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicopeter pylori cũng gây viêm loét dạ dày, và đây cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng;
  • Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… Cũng có dẫn đến nguy cơ hôi miệng do sự phân hủy mỡ trong cơ thể;
  • Hội chứng mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa. Không chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể, đặc biệt là ở gan, trước khi chất này được bài tiết ra ngoài.

Mùi hôi ở miệng

Giải quyết mùi hôi ở miệng như thế nào?

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày: Bạn có thể đánh răng sau khi ăn những thực phẩm nhiều khả năng gây hôi miệng đã liệt kê ở trên. Vệ sinh lưỡi, đặc biệt là mặt trên của lưỡi để loại bỏ vi khuẩn.

– Loại bỏ thức ăn thừa giữa các kẽ răng: Các mảng thức ăn thừa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và hình thành các hợp chất chứa lưu huỳnh gây hôi miệng. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng để loại bỏ thức ăn thừa.

– Uống nhiều nước: Miệng khô là một nguyên nhân chính gây ra hơi thở có mùi hôi. Nước bọt là cách tự nhiên để giữ hơi thở thơm mát. Vì nó có tác dụng rửa trôi vi khuẩn, tế bào chết tích tụ trong khoang miệng. Mỗi ngày, cơ thể tiêu tốn khoảng nửa lít nước bọt qua việc ăn uống và trò chuyện. Do đó, bạn cần bổ sung bằng cách uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Có thể chia nhỏ uống nhiều lần trong ngày. Hãy hạn chế lượng rượu bia, đồ uống có cồn do chúng khiến miệng bị khô.

– Ăn thực phẩm chứa nhiều nước và chất xơ: Bạn nên ăn những loại quả như táo, dâu, sữa chua. Những loại thực phẩm trên cấp ẩm cho miệng và giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mùi.

Đặc biệt

– Dùng nước súc miệng không cồn: Nước súc miệng mùi bạc hà có thể che đi mùi hôi miệng trong một thời gian ngắn. Nhưng nước súc miệng có cồn chỉ làm tình hình thêm trầm trọng vì nó khiến miệng bị khô. Bạn nên sử dụng nước súc miệng không cồn và tốt hơn, chứa hợp chất tạo oxy. Vì vi khuẩn gây hôi miệng không thể tồn tại trong môi trường giàu oxy.

Mùi hôi ở miệng

– Thay cà phê bằng trà không chứa sữa: Bạn nên uống trà xanh, trà đen hoặc trà gừng. Hợp chất gingerol gây vị cay có trong gừng kích thích sản sinh enzym phân hủy các hợp chất lưu huỳnh có mùi.

– Nhai kẹo cao su không đường: Việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích tiết nước bọt, tránh khô miệng.

– Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá khiến miệng bị khô và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu. Cả 2 nguyên nhân đều khiến hơi thở có mùi.

– Không bỏ bữa sáng: Hoạt động nhai sẽ kích thích tiết ra nước bọt, giữ hơi thở thơm mát.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ mùi hôi ở miệng xuất phát từ đâu cũng như có biện pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất. Để răng miệng được bảo vệ tốt nhất cũng như tránh mùi hôi khó chịu bạn cũng nên thăm khám thường xuyên tại nha khoa. Để tìm hiểu chi tiết hơn về giải quyết mùi hôi ở miệng cũng như bọc mão răng sứ hết bao nhiêu tiền hãy liên hệ tới nha khoa dencos luxury để được tư vấn và trải nghiệm chuyên nghiệp.

Chia sẻ bài viết:

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất

Video

Câu chuyện khách hàng

chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
GỌI NGAYGỌI NGAY