Chỉ định các loại thuốc trị nhiệt miệng TỐT nhất hiện nay
Việc sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng không chỉ giúp lành thương nhanh chóng mà còn giảm đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, bạn đã thật sự áp dụng đúng hình thức chống lại nhiệt miệng triệt để và an toàn chưa?
Nhiệt miệng gây lở loét, đau nhức vùng miệng
Thuốc trị nhiệt miệng từ dân gian
Những bài thuốc điều trị nhiệt miệng từ thiên nhiên có ưu điểm là an toàn, dễ thực hiện. Nhiều đối tượng mẫn cảm với các loại thuốc cũng có thể thực hiện chữa nhiệt miệng theo các hình thức sau:
Các bài thuốc trị nhiệt miệng cổ truyền
Cỏ mực
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét).
Bôi nước cỏ mực lên vết loét trực tiếp
Mật ong
Mật ong giúp chữa lành vết loét nhiệt miệng nhanh chóng. Dung dịch mật ong 30% đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể rót 1 chút mật ong ra chiếc bát nhỏ. Sau đó sử dụng bông tăm thấm mật ong thoa vào chỗ loét sau mỗi bữa ăn. Ngày bạn nên thoa mật ong ngày 3 lần.
Sau khi thực hiện điều này, bạn sẽ thấy cảm giác đau giảm dần và biến mất chỉ sau 3 ngày.
Mật ong có tính sát khuẩn và lành thương cao
Rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Dùng rau ngót xay nhuyễn để chống nhiệt miệng
Củ cải trắng
Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần. Bạn thực hiện thao tác này liên tục trong 2 ngày để cảm nhận những nốt nhiệt miệng biến mất hoàn toàn.
Củ cải trắng có tác dụng nhanh chóng với những nốt nhiệt miệng
Cà chua
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
Cà chua rất tốt cho người bị nhiệt miệng
Các loại thuốc trị nhiệt miệng chuyên dùng
Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng cũng là phương pháp nhanh chóng để chấm dứt tình trạng này diễn ra. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tránh dùng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có nhiều cách thức bôi thuốc lên vết loét khác nhau như dùng thuốc acid hyaluronique dạng gel hoặc sachol-gel, dùng một số thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi lên vết loét hoặc dùng dung dịch súc miệng một ngày vài lần có thể làm giảm được chứng đau đớn khó chịu mỗi khi ăn uống.
Sử dụng các loại thuốc bôi để chấm dứt đau rát do nhiệt miệng
Chú ý
Trong trường hợp kéo dài có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm (nếu khám bệnh ở bệnh viện có thể xác định được nguyên nhân này), lúc này sẽ có chỉ định điều trị bằng kháng sinh của bác sĩ khám bệnh. Kháng sinh điều trị nhiệt miệng có thể dùng là biseptol (cotrimoxazol) có tác dụng tốt do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc được hòa với nước cất, dùng tăm bông nhúng vào dung dịch thuốc chấm lên nốt loét, ngày 3-4 lần. Trường hợp vết loét to và tồn tại dai dẳng, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol (với người trưởng thành) hoặc kháng sinh diệt vi khuẩn khác (amoxycilin…) do bác sĩ khám bệnh chỉ định.
Dù áp dụng loại thuốc trị nhiệt miệng nào đi chăng nữa bạn cũng cần thăm khám kỹ lưỡng. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và tuân theo yêu cầu của nha sĩ. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số điện thoại 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.
Dịch vụ nổi bật
Chuyên gia tư vấn
- Bọc răng sứ loại nào tốt nhất và Bền nhất hiện nay?
- Bọc răng sứ là gì ? - Quy trình được thực hiện như thế nào ?
- Bọc răng sứ có đau không? - Tư vấn từ chuyên gia nha khoa
- Các bước trong quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ - An toàn chuẩn Bộ Y tế
- Chi phí bọc răng sứ bao nhiêu tiền? - Mức chi phí rẻ nhất tại Hà Nội
- Răng sứ có tuổi thọ bao lâu và sử dụng được bao lâu bạn có biết?
Tin nha khoa liên quan
- Muốn biết răng hô phải làm sao, đừng bỏ lỡ các thông tin quan trọng từ chuyên gia nha khoa
- Dán sứ Veneer có nguy hiểm không?- Chuyên gia tư vấn
- Cách chữa trị sâu răng vĩnh viễn và an toàn cho từng trường hợp cụ thể
- Quá trình mài răng như thế nào là đảm bảo nhất?
- Nhiệt miệng uống thuốc gì để vết thương mau lành nhất? – Xem ngay
- Tìm ra giải pháp chỉnh răng cửa cho mọi trường hợp NHANH – GỌN – LẸ
Ý kiến khách hàng:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất