Nha khoa Dencos Luxury

Tiêu diệt hôi miệng khi mang bầu nhanh chóng, an toàn

Hôi miệng khi mang bầu thường rất dễ xảy ra và có những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi. Khi mang thai phụ nữ cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng vì giai đoạn này cần phải bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng và mẹ bầu dễ bỏ qua vệ sinh hàng ngày. Thông tin từ bọc răng sứ thẩm mỹ dưới đây sẽ có ích cho bạn.

Hôi miệng khi mang bầu

Nguyên nhân gây hôi miệng khi mang bầu

Hôi miệng khi mang bầu do đâu?

Sự thay đổi các hormone 

Sự thay đổi của các hormone trong thời kỳ thai nghén làm giảm miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn gây ra viêm nướu sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu tại khoang miệng. Theo đó, hơi thở cũng có mùi hôi khi nói chuyện với người khác.

Khô miệng

Khô miệng khi mang thai cũng dễ gây ra hôi miệng. Tình trạng này không gây ảnh hưởng hay biến chứng gì đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, nhưng nó khiến việc ăn nhai hàng ngày gặp nhiều khó khăn, khiến bà bầu có cảm giác chán ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Hôi miệng khi mang bầu

Chế độ ăn uống

Trong thời gian thai nghén thì các bà bầu thường chia ra ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và nếu không làm sạch răng miệng kỹ thì sẽ tạo cơ hôi để vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi miệng.

Tăng thân nhiệt

Trong giai đoạn thai kỳ, sự thay đổi của các hormone khiến thân nhiệt cơ thể người phụ nữ tăng lên và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng ở bà bầu.

Trào ngược dạ dày

Một số bà bầu hay bị nghén khi mang thai ở vài tuần đầu tiên. Tình trạng này cũng có thể kéo dài đến hết thai kỳ. Khi nghén bà bầu hay bị nôn trớ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Hôi miệng khi mang bầu

Điều trị hôi miệng khi mang bầu

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

– Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc pha nước muối tại nhà. Nhưng nhớ lưu ý nồng độ không được quá cao cũng như quá thấp. Không nên dùng nước súc miệng hóa chất có thể gây ra kích ứng vốn đang nhạy cảm của bà bầu.

– Dùng chỉ nha khoa loại chỉ tơ, mềm để lấy sạch vụn thức ăn, mảng bám nơi khó vệ sinh bằng bàn chải thông thường.

– Sử dụng các loại bàn chải đánh răng mềm mại, đầu bàn chải nhỏ dễ đưa vào mọi ngóc ngách sâu bên trong miệng mà không làm tổn thương răng và nướu.

– Thay mới bàn chải 3 tháng/lần hoặc sớm hơn mỗi khi bị bệnh để tránh vi khuẩn tích tụ. Không nên để chung các bàn chải với các thành viên trong gia đình vì dễ lây lan vi khuẩn.

– Tránh dùng rượu bia, nước có gas, cà phê, trà, … vì sẽ gây gại cho sức khỏe răng của bạn. Uống nhiều nước tăng khả năng tiết nước bọt ngăn ngừa hôi miệng.

– Thường xuyên cấp nước cho cơ thể. Nếu bạn cảm thấy nước lọc nhạt miệng, có thể dùng các loại trái cây nhiều nước để ăn xen kẽ như cam, quýt, bưởi…

– Ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu protein và canxi.

Hôi miệng khi mang bầu

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến từ nha sĩ. Áp dụng 1 số phương pháp dân gian như sau:

– Sắc cây hương nhu để làm nước súc miệng.

– Ngậm chanh ngâm mật ong để làm sạch khoang miệng, tăng khả năng hoạt động cho tuyến nước bọt.

– Đánh răng bằng dầu cây tràm để khử trùng khoang miệng.

– Nhai từ từ 1 thìa hạt thì là sẽ giúp bạn kháng khuẩn đồng thời khử mùi hôi miệng tốt.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn khắc phục tình trạng hôi miệng khi mang bầu nhanh chóng. Nếu hơi thở hôi liên tục mà vệ sinh răng miệng không làm sạch được thì cần đến Nha Khoa uy tín để khám và điều trị các nguyên nhân gây hôi miệng tận gốc.

 

 

Chia sẻ bài viết:

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất

Video

Câu chuyện khách hàng

chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
GỌI NGAYGỌI NGAY